Trang chủ Tin Du Lịch Chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy của quần thể Chùa Bái Đính,...

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy của quần thể Chùa Bái Đính, Ninh Bình

0
330

Quần thể khu du lịch Chùa Bái Đính là khu sinh thái và cũng là một địa điểm hết sức tâm linh, mỗi năm nơi đây thu hút hàng ngàn khách du lịch về thắp hương bái phật và nghỉ dưỡng. Cùng Du Lịch Việt tìm hiểu và thăm quan vẻ đẹp huyền bí của quần thể khu du lịch Chùa Bái Đính này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Đường lên khu du lịch Chùa Bái Đính, Ninh Bình.

 

Nổi tiếng như một khu du lịch sinh thái và tâm linh, khu du lịch Chùa Bái Đính thu hút được rất nhiều du khách từ phương xa tới đây, từ các bạn trẻ thích phưu lưu khám phá tới những người thành tâm hướng Phật tụ hội về. Chùa Bái Đính tọa lạc trên núi Bái Đính, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, cách cố đô Hoa Lư 5 km về phía Tây Bắc và cách thành phố Ninh Bình 12km. Chùa Bái Đính có khuôn viên rộng tổng cộng  539 ha bao gồm 27 ha là khu Chùa Bái Đính cổ với lịch sử hơn 1000 năm, 80ha khu Chùa Bái Đính mới.

 

2. Thời điểm lý tưởng để tham quan khu du lịch Chùa Bái Đính

 

 

 

Điểm đến lý tưởng tham quan Chùa Bái Đính, Ninh Bình

Khi mùa xuân tới, vạn vật sinh sôi nảy nở, thi nhau đâm chồi nảy lộc thì đây cũng là lúc đẹp nhất để đi du lịch Chùa Bái Đính, bởi đông qua xuân đến, cây trong khuôn viên của nhà chùa đều được thay áo mới, tạo nên một cảnh sắc vô cùng thanh tịnh và hữu tình. Du khách đi tour du lịch Chùa Bái Đính vào thời điểm này có thể kết hợp du xuân vãn cảnh, lễ chùa cầu may và tham gia vào các lễ hội lớn ở cả Tràng An và Bái Đính, đây sẽ là một chuyến đi vô cùng thú vị và ý nghĩa.

Tuy nhiên, nếu là một du khách du lịch Chùa Bái Đính yêu thích sự tĩnh lặng, không muốn bon chen vào dòng người trảy hội lên chùa thì bạn có thể đi thăm chùa vào các thời điểm khác  trong năm, khi trong chùa chỉ có tiếng mõ, tiếng kinh, tiếng gió vờn trên từng tiếng lá và mùi hương nhàn nhạt từ các ban thờ Phật.

 

3. Hang sáng, động tối – Hang động trong quần thể chùa Bái Đính

 

 

 

Hang sáng, động tối – Nơi thờ tự chư vị bồ bát, Phật tổ

Du khách du lịch Chùa Bái Đính vượt qua 300 bậc đá sẽ lên tới cổng tam quan, nhưng đừng vội rẽ vào cổng bạn nhé bởi khi nhìn sang bên cạnh dốc du khách sẽ thấy có một ngã ba, đó chính là lỗi dẫn vào hang sáng và động tối. Hang sáng là nơi thờ Thần và Phật, nơi đấy được chiếu sáng bởi ánh sáng tự nhiên khi mặt trời lên, đúng như cái tên gọi của nó, khách đi tour du lịch Chùa Bái Đính sẽ thấy tượng hai vị thần uy nghiêm được đặt ngay ngoài cửa, sâu bên trong là nơi đặt tượng Phật. Hang có độ sâu khoảng 25 m, rộng 15 m, cao khoảng hơn 2 m, ghé thăm hết hang sáng, du khách sẽ thấy đền thờ thần Cao Sơn.

Cạnh hang sáng chính là động tối, nơi đây được bố trí hệ thống đèn chiếu sáng để thêm ánh sáng khi khách du lịch Chùa Bái Đính tới tham quan và cũng làm cho khung cảnh trở nên huyền ảo với những mảnh đá thạch nhũ ở ngay phía trên. Các bậc thang trong động tối được trang trí sinh động bằng hình rồng uốn lượn, tạo nên hơi thở cổ xưa kì bí cho hang động. Thiên nhiên thật khéo léo khi tạo nên một cái giếng ở ngay chính giữa hang động, khiến du khách đi du lich Chua Bai Dinhcó thể cảm thấy mát mẻ và thư thái ngay trong hang động sâu thẳm. Nơi đây đặt tượng thờ mẫu và các vị tiên, trong các ngách đá du khách du lịch Chùa Bái Đínhcũng có thể thấy nhiều tượng thờ và có đồ thờ riêng.

 

4. Đền thờ thánh Nguyễn – Điểm đến tâm linh chùa Bái Đính.

 

 

 

Khu di tích đền thời tháng Nguyễn – Điểm đến tâm linh trong Chùa Bái Đính

Cũng từ ngã ba đầu dốc (hướng lên cổng tam quan), du khách đi du lịch Chùa Bái Đính đi vào là đến thờ thánh Nguyễn. Đèn thờ được xây dựng theo kiến trúc tựa núi nhìn sống, trong đền có tượng thờ thiền sư Nguyễn Minh Không. Người xưa kể lại rằng trong một lần xuống núi tìm thuốc chưa bệnh cho đức Vua, ông đã phát hiện ra một hang động vừa đẹp vừa hợp thế để xây dựng nên chùa thờ Phật. Thiền sư Nguyễn Minh Không vừa là một danh y nổi tiếng tài đức vẹn toàn, yêu thương dân đen như con vừa là tổ sư nghề đúc đồng. Ông đã dành tâm huyết của mình đề dày công nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc văn minh Đông Sơn, sưu tầm đồ đồng cổ nhằm mục đích vực lại nghề đúc đồng truyền thống.

Người dân đã tạc tượng để bày tỏ sự kính yêu, lòng thương thớ và biết ơn đối với ông ở ngay trên khu du lịch Chùa Bái Đính. Hơn thế ông còn được thờ ở nhiều nơi khắp tỉnh Ninh Bình. Ngôi đền được xây dựng theo kiến trúc tiền nhất, hậu công, khi ở phía được thiết kế theo kiểu chữ Nhất  và chữ Công ở phía sau. Bên trong đền có nhiều mảng kiến trúc cổ được chạm khắc hình hoa lá rồng lân sinh động.

 

5. Giếng ngọc – Giếng nước gắn liền với truyền thuyết xa xưa

 

 

 

Vẻ đẹp giếng ngọc với nước trong xanh ngọc bích nằm giữa nơi chùa cổ

Theo người dân nơi đây kể lại, giếng này là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho nhà vua và dân chúng, xung quanh Giếng Ngọc là lan can rộng. Giếng Ngọc nổi bật giữa khuôn viên của khu du lịch Chùa Bái Đính, giữa sắc xanh của những cây bồ đề, màu nước xanh màu ngọc bích trở nên nổi trội hơn bao giờ hết. Đây còn là giếng chùa được ghi nhận kỉ lục lớn nhất Việt Nam.

Vẻ đẹp của quần thể khu du lịch Chùa Bái Đính là vẻ đẹp từ sâu thẳm, từ trong cảm nhận của mỗi du khách khi đi du lịch Chùa Bái Đính, chình vì vậy bạn hãy tự đi trải nghiệm khám phá và tận hưởng vẻ đẹp cổ xưa của ngôi chùa này nhé.